Giao thức blockchain của Bitcoin khiến việc khai thác trở nên khó khăn hơn khi có nhiều thợ mỏ tham gia vào nhóm, và phần thưởng Bitcoin để khai thác một khối cũng giảm một nửa cứ mỗi 210.000 block được khai thác. Ở thời điểm hiện tại, các thợ mỏ nhận được 12,5 BTC khi mở khoá được một block mới. Theo BitcoinBlockHalf.com, khối lượng phần thưởng sẽ bị giảm một nửa lần tiếp theo vào tháng 5/2020, xuống còn 6,25 BTC.
Giả sử rằng không còn có sự thay đổi với giao thức, giới hạn Bitcoin sẽ đạt đến 21 triệu BTC vào năm 2140, còn 122 năm nữa. Tuy nhiên, nó chỉ mất 9 năm để khai thác 80% tổng số Bitcoin đang có sẵn, trong tổng số khoảng 520.000 block, các bạn có thể xem biểu đồ dưới đây.
Chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta khai thác đồng Bitcoin cuối cùng?
Hiện tại, các công ty khai thác mỏ vẫn được khuyến khích nhiều để khai thác các token Bitcoin có giá trị ngày càng tăng, như là một phần thưởng trước khi nguồn cung đạt giới hạn.Nhưng tới thời điểm đó, sẽ không có thêm phần thưởng nào cho thợ mỏ nữa. Tuy nhiên, các giao dịch vẫn cần phải được xác nhận và lưu trữ trên các block trong blockchain – vì vậy, các nhà khai thác sẽ chỉ được hưởng lợi từ phí giao dịch.
Hiện tại, các giao dịch Bitcoin được xử lý bởi mạng lưới theo thứ tự phí giao dịch liên quan đến giao dịch cụ thể đó. Phí càng cao thì càng có nhiều ưu đãi cho một thợ mỏ để ưu tiên trong block.
Điều này về cơ bản có thể là mạch máu của các thợ mỏ trong thế kỷ tiếp theo, một khi không có thêm token BTC được khai thác. Điều này được trình bày trong tài liệu hướng dẫn Bitcoin của Satoshi Nakamoto:
Một khi số tiền định trước đã được đưa vào lưu thông, thì ưu đãi có thể chuyển thành phí giao dịch và hoàn toàn không bị lạm phát.
Điều gì có thể xảy ra trong quá trình sắp tới?
Một điểm quan trọng cần xem xét ở đây là còn hơn 100 năm nữa mới tới thời điểm đồng Bitcoin cuối cùng được khai thác. Cần hiểu rằng mới chỉ có 10 năm kể từ khi Bitcoin ra đời, rất nhiều điều đã, đang và sẽ xảy ra trong thời gian này.Như Nakamoto dự tính, các nút mạng có trách nhiệm duy trì các giao dịch Blockchain và xác minh. Việc di chuyển ra khỏi hệ thống dựa trên sự tin cậy đế một hệ thống bằng chứng công việc (proof-of-work) theo sự đồng thuận của chuỗi dài nhất:
Chúng (các nút mạng) sẽ bỏ phiếu với sức mạnh CPU của chúng, thể hiện sự chấp nhận của chúng bằng cách làm việc mở rộng chúng và từ chối các block không hợp lệ bằng cách từ chối làm việc trên chúng. Bất kỳ quy tắc và ưu đãi cần thiết nào để có thể được thực thi với cơ chế đồng thuận này.Câu cuối cùng của tuyên bố đặc biệt đó nói vì các thợ mỏ và các sàn giao dịch đã phải hoạt động song song với nhau trong thời gian vài năm qua.
Segwit
Trong năm 2010, Nakamoto đã giới hạn kích thước 1MB các block để ngăn chặn các thợ mỏ sản xuất các block lớn hơn mà có thể bị mạng lưới từ chối – điều này đã khiến cho các blockchain bị phân chia.Vào thời điểm đó, giới hạn này là quá đủ do số lượng giao dịch nhỏ và thực tế là một số thay đổi có thể thực hiện ở giai đoạn sau này – nếu cần thiết.
Tuy nhiên, mối quan tâm đã được nâng cao khi Bitcoin trở nên phổ biến. Các nhà phát triển Bitcoin Core cuối cùng đã đưa ra một giải pháp được gọi là Segregate Witness, thường được gọi là Segwit.
Về bản chất, Segwit tách dữ liệu thuộc dạng không được xác định khỏi các dữ liệu xác định của mỗi giao dịch, làm giảm đáng kể kích thước của giao dịch được lưu trữ trên mỗi block. Hơn nữa nó huỷ bỏ khả năng dễ dàng giao dịch bằng cách loại bỏ các xác nhận khỏi dữ liệu giao dịch – điều này mở đường cho việc tích hợp Lightning Network.
Segwit cuối cùng đã được triển khai vào tháng 8/2017, khi các bên liên quan chính từ các pool khai thác lớn nhất và các công ty Bitcoin đã đẩy mạnh một giải pháp cho các khoản phí giao dịch cao gây ra bởi vấn đề giới hạn kích thước block.
Một số biện pháp táo bạo hơn – tăng kích thước khối lên 2MB được gọi là Segwit2X. Có một số vấn đề, cụ thể là thiếu bảo vệ lặp lại và thực tế này đòi hỏi hardfork. Cuối cùng dự án này vẫn chưa thành hiện thực.
Vấn đề chính ở đây là việc thực hiện Segwit có thể do sự đồng thuận của cộng đồng Bitcoin – giống như Nakamoto đã chỉ ra trong tài liệu hướng dẫn của mình. Trường hợp có mối quan tâm lớn hơn như Segwit2X, cộng đồng đã bị chia cắt và sự thay đổi không bao giờ được thực hiện.
Thay đổi giao thức
Việc triên khai Segwit đã bị chậm trên toàn bộ mạng lưới kể từ tháng 8/2017. Những sân chơi lớn như Coinbase và Bitfinex chỉ giới thiệu sự thay đổi vào tận tháng 2/2018.Việc ra mắt cùng với việc giảm chi phí giao dịch – một minh chứng đúng cho kết quả dự định của việc tích hợp Segwit. Như biểu đồ sau đây cho thấy, phí giao dịch đã giảm đáng kể trong vài tháng qua vì Segwit tiếp tục được triển khai cho các nút mạng trên khắp thế giới.
Lightning Network
Việc triển khai SegWit cũng đặt nền móng cho các giải pháp lớn thứ hai để cải thiện hơn nữa mạng lưới của Bitcoin.Dự đoán nhiều nhất là Lightning Network, mà về cơ bản sẽ làm những gì mà SegWit đã làm nhưng trên quy mô lớn hơn.
Theo thuật ngữ, Lightning Network cho phép nhiều người dùng trên nhiều kênh thanh toán giữa các người dùng khác nhau bằng cách chuyển lời hứa về quyền sở hữu cho nhau. Khi họ quyết định đóng kênh, người dùng lấy tỷ lệ của họ trong tổng số tiền và quyền sở hữu số tiền đó ghi lại trên blockchain.
Để có được một lời giải thích sâu sắc, bạn có thể đọc tài liệu hướng dẫn Lightning Network của Cointelegraph.
Điều quan trọng ở đây là giải pháp lớp thứ hai này sẽ làm tăng đáng kể tốc độ giao dịch và do đó tăng tốc độ toàn mạng lưới.
Tuy nhiên, điều này đặt ra một số câu hỏi thú vị cho thợ mỏ trong tương lai. Khi tất cả 21 triệu Bitcoin đã được khai thác, phí giao dịch chính là động lực duy nhất cho các thợ mỏ. Nếu Lightning Network được tích hợp đầy đủ vào thời điểm này, thì có thể có ít giao dịch hơn được ghi nhận hàng ngày. Điều này có thể ảnh hưởng đến số tiền mà người khai thác kiếm được từ giao dịch.
Tuy nhiên đó là câu chuyện của 100 năm sau, có vẻ như có khả năng tất cả những vấn đề này sẽ được trả lời bởi nhà phát triển Bitcoin Core và cộng đồng tiền mã hoá rộng lớn hơn.
No comments:
Post a Comment